TRÌNH TỰ LẤY Ý KIẾN CỬ TRI VỀ SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
Mới đây, UBND thành phố Phan Thiết vừa ban hành Công văn số
3849 /UBND-NC ngày 14/6/2023 về tổ chức lấy ý kiến cử tri Đề án sắp xếp
đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Bình Thuận.
Theo đó, căn cứ Nghị định số
54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về
thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính (ĐVHC)
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023
và theo Điều 131 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, UBND phường Đức Nghĩa
thông tin trình tự lấy ý kiến cử tri cụ thể như sau:
Tổ chức lấy ý kiến cử tri
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri được tiến
hành công khai, dân chủ, đúng pháp luật và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội ở
địa phương. Nội dung thông tin, tuyên truyền cần nêu rõ: Sự cần thiết của việc
sắp xếp ĐVHC; phương án sắp xếp ĐVHC; đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề
lấy ý kiến; thời gian tổ chức lấy ý kiến; quyền và nghĩa vụ của cử tri trong
việc lấy ý kiến. Tài liệu phục vụ cho việc lấy ý kiến bao gồm:
+ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính;
+ Bản tóm tắt đề án, bao gồm các nội dung: Phương án sắp
xếp ĐVHC; đánh giá tóm tắt tiêu chuẩn của ĐVHC và các điều kiện của việc sắp
xếp ĐVHC; danh mục các văn bản chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
Những tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri được đăng tải trên Trang thông
tin điện tử của Ủy ban nhân dân phường; niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân
phường, các điểm sinh hoạt cộng đồng và được tuyên truyền, phổ biến trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, tại các cuộc họp tổ dân phố trong
thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri.
Tiến hành lấy ý kiến cử tri
Sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND thành phố về việc tổ
chức lấy ý kiến cử tri đối với Đề án sắp xếp ĐVHC, UBND phường ban hành Quyết
định thành lập các Tổ phát phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành
chính. Tại khoản 2 Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và khoản 3 Điều 4
Nghị định số 59/2023/NĐ-CP quy định: Mỗi tổ có từ 03 đến 05 thành viên và chuẩn
bị đầy đủ tài liệu có liên quan phục vụ công tác lấy ý kiến cử tri.
Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri trong phạm vi các ĐVHC
dự kiến sát nhập theo Đề án. Hình thức thực hiện: Phát phiếu lấy ý kiến cử tri
theo hộ gia đình.
Việc lấy ý kiến cử tri được tiến hành theo từng tổ phát và
lấy phiếu, mỗi tổ phụ trách ở một tổ dân phố.
Kết quả lấy ý kiến cử tri
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 11 của Nghị định số
54/2018/NĐ-CP của Chính phủ: “Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ
ngày hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri, UBND cấp xã tổng hợp và báo cáo kết quả
lấy ý kiến cử tri về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới
đơn vị hành chính trên địa bàn gửi HĐND cùng cấp và UBND cấp huyện”. Sau khi lấy ý kiến cử tri nếu có trên 50% tổng số cử tri
trên địa bàn đồng ý thì UBND phường báo cáo HĐND cùng cấp để lấy ý kiến. Trường
hợp tổng số cử tri trên địa bàn đồng ý chưa đạt trên 50% thì trong thời gian 05
ngày, UBND phường tăng cường tuyên truyền, vận động cử tri và căn cứ tình hình
thực tiễn để tổ chức lấy ý kiến cử tri lần 2. Trường hợp lấy ý kiến cử tri lần
thứ 2 vẫn chưa đạt trên 50% tổng số cử tri đồng ý thì UBND thành phố báo cáo
UBND tỉnh đề xuất thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính phường này trong giai
đoạn 2026 - 2030; đồng thời, chính quyền địa phương phường đánh giá rõ nguyên
nhân, trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với Đề án
và đưa kết quả lấy ý kiến cử tri vào nội dung Báo cáo của UBND thành phố về
việc tổng hợp ý kiến của cử tri. theo
quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định số 54/2018/NĐ-CP.
Đồng chí Phan Nguyễn Hoàng Tân - Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND các phường: Lạc Đạo, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Bình Hưng
và Hưng Long cần lưu ý một
số vấn đề khi tổ chức lấy ý kiến cử tri, như sau:
1. Tăng
cường thông tin, tuyên truyền bằng hình thức thích hợp nhằm cung cấp thông tin
đầy đủ, đúng đắn cho cử tri, để cử tri hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc lấy ý
kiến; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri; động viên, khuyến khích cử tri
tham gia tích cực khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến.
2. Nội
dung thông tin, tuyên truyền: Sự cần thiết của việc sắp xếp đơn vị hành chính;
phương án sắp xếp nhập, điều chỉnh đơn vị hành chính, lưu ý tuyên truyền thống
nhất về tên gọi của các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp; đối tượng, phạm vi
tác động của vấn đề lấy ý kiến; thời gian tổ chức lấy ý kiến; quyền và nghĩa vụ
của cử tri trong việc lấy ý kiến.
3. Yêu
cầu trong công tác tuyên truyền phải nêu rõ các nội dung quy định về căn cứ
pháp lý, sự cần thiết phải sắp xếp, tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính, các
phương án sắp xếp, tác động của việc sắp xếp, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
của người dân qua đó để người dân hiểu và đồng thuận về Đề án.
4. Căn
cứ đặc điểm khu dân cư trên địa bàn, quyết định việc phát phiếu lấy ý kiến cử
tri tại các phường cho phù hợp. Thời gian lấy ý kiến cử tri từ 03 - 05 ngày do
UBND phường ấn định phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; đồng thời, lựa
chọn hình thức phát phiếu và thu phiếu phù hợp để cử tri có thể thực hiện quyền
của mình trong việc lấy ý kiến. Thời gian hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và
thời gian dự phòng lấy ý kiến cử tri lần 2 (nếu lấy ý kiến cử tri lần 1 chưa
đạt trên 50% cử tri đồng ý) trong ngày 24/6/2024./.