image banner
ĐỨC NGHĨA ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHI TRẢ AN SINH XÃ HỘI KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Việc chi trả chính sách trợ giúp xã hội không sử dụng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội (ASXH) là một giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án 06 - Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia.

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đề xuất việc thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả ASXH không dùng tiền mặt; Kế hoạch số 1918/KH-UBND ngày 29/3/2024 của UBND thành phố Phan Thiết Công văn số 2256/SLĐTBXH ngày 23/8/2024 của Sở Lao động- Thương binh xã hội tỉnh Bình Thuận về việc tăng cường công tác chi trả ASXH không dùng tiền mặt đến các đối tượng chính sách. Thời gian qua, UBND phường Đức Nghĩa đã chủ động tích cực triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người hưởng chính sách khi tiếp cận dịch vụ; đặc biệt phối hợp  Ngân hàng Agribank Nam Phan Thiết cam kết miễn phí mở tài khoản và tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển sang sử dụng tài khoản để thanh toán, thu chi không dùng tiền mặt.

Tổng số đối tượng đang hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn hiện đang quản lý 447 người; trong đó đối tượng người có công là 37 người, đối tượng bảo trợ xã hội là 410 người. Quá trình nổ lực thực hiện đến nay số đối tượng người có công được chi trả qua tài khoản cá nhân/ủy quyền trên địa bàn là 37/37 người, đạt 100%; số đối tượng bảo trợ xã hội được chi trả qua tài khoản cá nhân/ủy quyền trên địa bàn là 141/150  người đạt 94% chỉ tiêu thành phố giao. Phấn đấu đến hết năm 2024, tỷ lệ đối tượng bảo trợ xã hội có tài khoản đạt 40 % trên tổng số đối tượng thuộc địa phương quản lý.

Bên cạnh những thuận lợi, thực tế quá trình triển khai thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cũng vẫn còn gặp một số khó khăn. Các đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội phần lớn là người cao tuổi, đối tượng yếu thế... gặp nhiều khó khăn và ngại sử dụng thiết bị di động để làm công cụ giao dịch. Một số đối tượng như người cao tuổi, khuyết tật, ... cần phải thực hiện thủ tục ủy quyền để thân nhân (người trực tiếp nuôi dưỡng) có thể đứng ra nhận thay tiền trợ cấp qua tài khoản ủy quyền.

Có thể khẳng định, việc khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn là một trong những nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, thụ hưởng các chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian tới, địa phương tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông trên hệ thống thông tin cơ sở, Trang Thông tin điện tử phường... đăng tải các tin, bài tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú và đa dạng về việc chuyển đổi phương thức chi trả bằng tiền mặt sang phương thức chi trả không dùng tiền mặt để Nhân dân hiểu rõ và đồng thuận tham gia góp phần thực hiện thành công Đề án 06 cũng như nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn./.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập